Thế giới Forex ẩn chứa vô vàn rủi ro, nơi vận may được tạo ra và mất đi theo từng nhịp đập biến động của thị trường, khái niệm Call margin là gì xuất hiện khiến trader phải dè chừng. Khi nhận được thông báo này từ sàn, bạn đang phải đối mặt với nguy cơ thanh lý tài khoản.
Bài viết này sẽ là chìa khóa giúp bạn làm sáng tỏ Call margin là gì, đồng thời trang bị kiến thức cũng như chiến lược phòng tránh lệnh ký quỹ, đảm bảo các khoản đầu tư vẫn được kiểm soát trong tầm tay bạn.
Mục lục
Call margin là gì?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về khái niệm “Call margin là gì?” và tìm hiểu những cách không bị Call margin và bảo vệ vốn đầu tư. Từ đó, bạn có thể giao dịch một cách tự tin và đạt được mục tiêu tài chính của mình.
Khái niệm Call margin là gì?
Call margin hay lệnh gọi ký quỹ là tiếng gọi của sàn giao dịch khi mức ký quỹ (margin level) giảm xuống dưới một tỷ lệ giới hạn theo quy định của sàn. Khi nhận được “tối hậu thư” này, trader cần có biện pháp khắc phục kịp thời. Nếu mức margin level quá thấp, , sàn giao dịch có thể đóng các vị thế mở mà không cần sự đồng ý của bạn.
Đây được xem là động thái của sàn để bảo vệ nhà đầu tư, hạn chế rủi ro, thua lỗ. Đặc biệt là đối với những nhà đầu tư không đặt lệnh Stop Loss. Các sàn sẽ quy định mức margin call khác nhau, vì vậy bạn cần truy cập vào sàn để tìm hiểu.
Thuật ngữ liên quan đến Call margin là gì?
Trước khi đi sâu vào phân tích Call Margin là gì, bạn cần nắm vững một số khái niệm liên quan đến thuật ngữ Forex này, bao gồm:
- Equity (vốn sở hữu): là số dư hiện tại của tài khoản. Equity liên tục thay đổi khi có lệnh đang mở, lúc này Equity = Balance (số dư tài khoản) + lợi nhuận hiện tại các lệnh đang mở – thua lỗ hiện tại các lệnh đang mở. Nếu không có lệnh nào mở thì Equity = Balance.
- Used margin (ký quỹ đã sử dụng): mỗi lệnh trader vào phải ký quỹ một số tiền gọi là margin. Tổng margin của tất cả các lệnh đang mở chính là used margin.
- Free margin (ký quỹ tự do): là số tiền còn lại trong tài khoản, free margin = Equity – Used margin. Free margin là số tiền còn lại bạn có thể ký quỹ để vào lệnh tiếp.
- Margin level (mức ký quỹ): là tỷ lệ phần trăm giữa số dư tức thời với tổng số ký quỹ đã sử dụng. Margin level = (Equity/Used margin) x 100%. Margin level sẽ chỉ phụ thuộc vào equity.
Khi nào tài khoản bị Call margin?
Từ những đặc trưng khái niệm Call margin là gì, câu hỏi được đặt ra ở đây là khi nào tài khoản của bạn bị Call margin. Tài khoản bị call margin khi margin level giảm xuống một mức nguy hiểm. Khi margin level của tài khoản giảm xuống dưới mức call margin, sàn sẽ gửi thông báo margin call và yêu cầu bạn nạp thêm tiền hoặc giảm bớt vị thế để tăng margin level lên mức an toàn.
Margin level sẽ được tính bằng công thức dưới đây. Qua đó, dễ dàng nhận thấy Equity tăng sẽ làm Margin level tăng theo.
Margin Level = Vốn chủ sở hữu (Equity) / ký quỹ sử dụng x 100%
Vì vậy, để tránh bị call margin, trader cần xác định Call margin là gì, đồng thời theo dõi margin level của tài khoản và đảm bảo rằng nó không giảm dưới mức call margin. Quản lý vốn và lựa chọn các giao dịch cẩn thận, tránh rủi ro và duy trì sự ổn định trong tài khoản giao dịch.
Ví dụ về Margin call là gì trong Forex
Giả sử tài khoản của bạn có Balance (số dư) là 1000$. Bạn mở 3 lệnh mới, mỗi lệnh có margin là 100$. Margin call mà sàn áp dụng cho tài khoản của bạn là 100%.
- Tổng số ký quỹ đã sử dụng (used margin): 3 lệnh x 100$ = 300$.
- Equity = balance tại thời điểm bắt đầu khớp lệnh là 1000$.
- Margin level khi bắt đầu khớp lệnh là (1000/300) * 100% = 333%.
Nếu thị trường đi ngược với dự đoán, lệnh đang thua lỗ nặng và tổng equity giảm xuống chỉ còn 300$ thì margin level sẽ là 100%. Lúc này, margin call sẽ xảy ra.
Tài khoản bị Margin call sẽ như thế nào?
Nếu bạn đã tìm hiểu Call Margin là gì nhưng không may tài khoản rơi vào viễn cảnh bị lệnh gọi ký quỹ, 2 khả năng sau sẽ xảy ra:
- Tất cả các lệnh giao dịch sẽ tự động đóng (stop out) để giảm số tiền ký quỹ đã sử dụng.
- Trader phải nạp thêm tiền để duy trì lệnh đang lỗ.
Hai phương pháp trên đều có chung mục đích là tăng mức ký quỹ (margin level). Cụ thể:
- Stop out giúp làm giảm số tiền ký quỹ đã sử dụng (used margin), qua đó tăng margin level.
- Bơm thêm tiền vào tài khoản đồng nghĩa với việc tăng vốn thực có (equity).
3 Cách phòng tránh Call margin là gì?
Cuối cùng, sau khi hiểu rõ bản chất Call margin là gì, chúng tôi sẽ gợi ý 3 cách khắc phục lệnh gọi ký quỹ. Tuy nhiên, việc khắc phục thường mất một khoảng thời gian, bỏ lỡ cơ hội kiếm lời. Tradingpill khuyến khích bạn phòng lỗ còn hơn tránh cháy trước khi rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”.
Không chọn mức đòn bẩy quá cao
Điều tiên quyết đầu tiên và cũng quan trọng nhất là nắm vững các kiến thức về Call Margin là gì. Tiếp theo, bạn cần để ý đến tỷ lên đòn bẩy.
Mức đòn bẩy là công cụ mạnh mẽ trong giao dịch, nhưng nó cũng đi kèm với rủi ro lớn. Khi sử dụng mức đòn bẩy cao, biến động nhỏ trong giá có thể ảnh hưởng lớn đến tài khoản của bạn và có thể dẫn đến việc call margin.
Hạn chế giao dịch với khối lượng lớn
Khi bắt đầu giao dịch, bạn nên có kế hoạch cụ thể, đặt mức cắt lỗ nằm trong khoảng có thể chấp nhận (khoảng bao nhiêu phần trăm so với vốn chủ sở hữu). Nếu đặt lệnh với mức volume quá lớn hoặc mở nhiều lệnh nhỏ khi đang lỗ, mức used margin sẽ tăng lên liên tục còn equity thì giảm đi nhanh chóng.
Tuy nhiên, giao dịch với khối lượng như thế nào còn tùy thuộc vào bạn là nhà đầu tư mạo hiểm hay an toàn. Dù vậy, bạn nên nhớ rằng lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro cao. Do đó, hãy chọn phương pháp hợp lý và phù hợp phong cách giao dịch.
Đừng quên đặt lệnh cắt lỗ Stop Loss
Stop Loss là một lệnh được đặt trước để tự động đóng vị thế khi giá tiến xuống một mức xác định, giúp hạn chế lỗ và bảo vệ tài khoản của bạn. Mức cắt lỗ này được đặt tùy theo mức độ rủi ro mà nhà đầu tư có thể chịu được cho mỗi lệnh.
Bằng cách áp dụng những biện pháp trên với trang bị kiến thức Margin call là gì, bạn sẽ nhanh chóng thăng hạng trong giao dịch ngoại hối. Đặc biệt, tìm hiểu kỹ từng sàn về mức Call margin là gì để cân nhắc kỹ lưỡng trước khi giao dịch.
Kết luận
Tóm lại, phòng tránh Call margin giúp bạn bảo vệ tài khoản và tạo điều kiện thuận lợi mang đến thành công trong giao dịch. Với những kiến thức về Call Margin là gì, trader cần kết hợp linh hoạt giữa việc theo dõi biến động, tin tức thị trường, kỹ năng quản lý vốn và “cái đầu lạnh” trước khi ra trận.
Theo dõi chúng tôi để cập nhật kiến thức, tin tức mới nhất về trading