Trong thế giới giao dịch và đầu tư, việc dẫn đầu cuộc chơi đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về động lực thị trường và các công cụ hiệu quả để xác định các cơ hội sinh lời. Một chỉ báo (indicator) đã khơi dậy sự tò mò của các nhà giao dịch là chỉ báo CCI. Với khả năng nắm bắt xu hướng thị trường và tạo ra các tín hiệu giao dịch tiềm năng, CCI trở thành chủ đề hấp dẫn đối với trader đang tìm kiếm lợi thế trên thị trường.
Nhưng chính xác thì chỉ báo CCI là gì và nó có thể giúp các nhà giao dịch mở ra những cơ hội tiềm ẩn như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi bắt đầu hành trình làm sáng tỏ chỉ báo CCI là gì và khám phá các tính năng hấp dẫn của nó.
Mục lục
CCI là gì?
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách tìm hiểu khái niệm đằng sau chỉ báo CCI là gì và phép tính độc đáo của nó. Được phát triển bởi Donald Lambert vào những năm 1980, CCI (Commodity Channel Index) – chỉ báo động lượng linh hoạt đo lường sự thay đổi giá của một tài sản với giá trị trung bình thống kê. Nó xác định mức quá mua và quá bán mức và thời điểm đảo chiều.
Bằng cách phân tích biến động giá so với mức giá trung bình, chỉ báo CCI cung cấp thông tin chuyên sâu về tình trạng mua quá mức và bán quá mức cũng như khả năng đảo ngược xu hướng. Điểm đặc biệt của CCI là định lượng mối quan hệ giữa giá trị tài sản, trung bình động MA và độ lệch trung bình MD (Mean deviation) từ mức giá tài sản đó.
Minh họa chỉ báo CCI
Công thức tính CCI
CCI là công cụ phân tích kỹ thuật mạnh mẽ cho phép chúng ta đánh giá mức độ quá mua hoặc quá bán của một tài sản, và từ đó tìm hiểu về những cơ hội giao dịch tiềm năng. Vậy thì câu hỏi đặt ra là cách tính CCI là gì? Chúng tôi sẽ giải đáp ở phần dưới đây. Để tính chỉ báo CCI, chúng ta cần áp dụng công thức sau:
Trong đó:
- AP (Average price): Mức giá trung bình của 3 mức giá cao nhất, thấp nhất, đóng cửa
- MA (Moving Average): trung bình của giá đóng cửa trong n phiên
- MD (Moving Deviation) độ lệch chuẩn tuyệt đối của MA, được tính bằng công thức:
[(MA – AP1)+(MA – AP2)+ …+(MA – APn) ] / n
- 0,015 là hằng số, nó điều chỉnh, làm mịn các giá trị CCI và đảm bảo giá trị chỉ báo này nằm trong khoảng -100 đến +100.
Qua cách tính này, chỉ báo CCI cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình trạng thị trường và giúp nhà giao dịch nhận ra các điểm quan trọng như sự quá mua và quá bán. Trên thực tế các nền tảng giao dịch forex đều tích hợp sẵn chỉ báo CCI. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích bạn đọc tìm hiểu cặn kẽ bản chất CCI là gì.
Đặc điểm chỉ báo CCI là gì?
Để các bạn nắm bắt rõ hơn về chỉ báo CCI là gì, chúng tôi sẽ đưa ra các đặc điểm nổi bật mà chỉ báo này mang lại. CCI là đường trung bình động, dao động trong phạm vi từ -100 đến +100. Dựa vào chuyển động này, trader dễ dàng xác định xu hướng sau:
- Nếu CCI > +100, thị trường đang tăng giá mạnh tạo ra vùng quá mua và khả năng giá sẽ giảm trong thời gian tới.
- Nếu CCI < -100, thị trường đang giảm giá mạnh và tạo ra các vùng quá bán, báo hiệu giá chuẩn bị tăng trong thời gian tới.
- Nếu thị trường sideway, biến động ít thì giá trị của CCI chỉ dao động xung quanh đường 0.
- Nếu thị trường đang di chuyển theo xu hướng (trend market), CCI sẽ không phát huy lợi thế và bị kìm hãm nhiều.
Ngoài ra, chỉ số CCI còn đóng vai trò là chỉ báo nhanh, dự báo các dữ kiện xu hướng trong tương lai.
- CCI vượt trên đường 0 và hướng tới giá trị 100 🡪 Xu hướng thị trường đang tăng mạnh.
- CCI giảm xuống đường 0 và tiến tới giá trị -100🡪 Thị trường đang giảm mạnh.
CCI tại vùng quá mua và quá bán
CCI đảm nhận vai trò gì trong phân tích kỹ thuật
CCI đóng vai trò quan trọng trong phân tích kỹ thuật bởi việc cung cấp thông tin về tình trạng quá mua, quá bán và đảo chiều xu hướng của một tài sản. Cùng chúng tôi tìm hiểu chức năng của CCI là gì thông qua những tín hiệu biểu thị trên biều đồ.
Xác định xu hướng
CCI dao động trong phạm vi từ -100 đến +100, từ đó, trader có thể xác định xu hướng đang diễn ra là tăng hay giảm. Khi CCI chạy từ 0 đến +100 thì xu hướng tăng đang diễn ra và ngược lại, xu hướng giảm khi CCI nằm trong khoảng từ 0 đến -100.
Xác định quá bán, quá mua
Khi CCI > +100 cho thấy thị trường đang trong giai đoạn quá mua, còn CCI < -100 cho thấy thị trường đang quá bán. Dựa vào tín hiệu này, trader có thể nhận định tín hiệu phá vỡ là thật hay giả để có chiến lược giao dịch phù hợp.
Tìm kiếm giao dịch đảo chiều
Tìm hiểu CCI là gì để dựa vào tín hiệu phân kỳ giữa CCI và giá, trader có thể tìm kiếm các giao dịch đảo chiều đón đầu xu hướng mới.
- Phân kỳ trong xu hướng tăng: Giá đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng CCI lại tạ đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước 🡪 Thị trường sắp đảo chiều từ tăng sang giảm 🡪 Buy.
- Phân kỳ trong xu hướng giảm: Giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước, CCI tạo đáy sau cao hơn đáy trước 🡪 Thị trường sắp đảo chiều từ giảm sang tăng 🡪 Sell.
Cách sử dụng chỉ báo CCI là gì?
Ban đầu, CCI được phát triển để giao dịch hàng hóa, nhưng trong forex, công cụ này cũng phát huy hiệu quả tối đa. Chắc hẳn bạn đang tò mò về cách bắt đỉnh và đáy của CCI là gì khi kết hợp chúng trong phân tích kỹ thuật. Dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý 3 cách tối ưu hóa chiến lược sau.
Giao dịch tại vùng điều chỉnh xu hướng
Mở đầu chiến lược sử dụng trong bài phân tích CCI là gì là trader đặt lệnh giao dịch tại vùng điều chỉnh xu hướng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hiệu quả khi thuận xu hướng, Buy trong xu hướng tăng mạnh và Sell trong xu hướng giảm mạnh.
Với lệnh Buy
- Khi thị trường đang uptrend: Buy tại các đoạn điều chỉnh giảm của xu hướng tăng.
- Tín hiệu giao dịch: CCI vượt trên đường +100, báo hiệu đoạn điều chỉnh giảm chuẩn bị kết thúc.
Với lệnh Sell
- Khi xu hướng downtrend, Sell tại các đoạn điều chỉnh tăng của xu hướng giảm.
- Tín hiệu giao dịch: CCI vượt qua mức -100, báo hiệu hành động giá chuẩn bị giảm mạnh thuận theo xu hướng chính.
Các điểm đặt lệnh mua khi CCI vượt mức +100
Tín hiệu phân kỳ giữa CCI và giá
Giao dịch dựa vào tín hiệu phân kỳ giữa đường giá và CCI là gì? Cũng như các chỉ báo động lượng khác, sự cắt nhau giữa CCI và đường giá tạo ra tín hiệu phân kỳ để xác định các điểm đảo chiều xu hướng.
Lệnh Buy:
- Xu hướng hiện tại là xu hướng giảm, nhưng đã có dấu hiệu suy yếu.
- Xuất hiện tín hiệu phân kỳ tăng giữa CCI và giá.
🡪 Thị trường sắp đảo chiều từ giảm sang tăng. Trader có thể vào lệnh Buy, mua với mức giá thấp và đón đầu xu hướng tăng.
Tín hiệu phân kỳ giữa CCI và giá
Giao dịch khi thị trường sideway
Nối tiếp chiến lược giao dịch hiệu quả CCI là gì, lợi thế lớn của chỉ báo này là thị trường sideway bởi nó chiếm 70% thời lượng trên thị trường. Khi giá di chuyển vào vùng quá bán (CCI<-100), trùng vùng hỗ trợ quan trọng, tiến hành đặt lệnh Buy. Ngược lại, tìm kiếm lệnh Sell khi CCI >+100, trùng vùng kháng cự quan trọng.
Lưu ý khi sử dụng chỉ báo CCI là gì
Trader cần nhận thức về những hạn chế của chỉ báo CCI là gì khi sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Để giảm thiểu rủi ro đưa ra nhận định sai về xu hướng giá, bạn cần lưu ý những điểm sau đây khi sử dụng CCI trong phân tích kỹ thuật:
- CCI có thể tạo ra tín hiệu sai. Vì vậy, bạn nên kết hợp các công cụ khác như MACD, RSI…
- CCI là chỉ báo trễ, phản ánh tình hình giá trong quá khứ. Nó có thể không cung cấp tín hiệu theo thời gian thực và bỏ lỡ những biến động hoặc đảo chiều giá đột ngột.
- CCI phụ thuộc khung thời gian được sử dụng, do đó các tín hiệu khác nhau ở các khung thời gian khác nhau.
- CCI cung cấp dấu hiệu quá mua, quá bán nhưng lại không tuân theo quy tắc nhất định. Chính vì vậy sự thành công của chỉ số này còn phụ thuộc vào chiến lược và kinh nghiệm trader.
Việc nắm bắt CCI là gì, kết hợp các công cụ khác, cùng với việc hiểu rõ ngữ cảnh thị trường giúp bạn giảm thiểu những tín hiệu sai và tăng cường hiệu quả của phân tích kỹ thuật.
Tổng kết
Khởi nguyên là chỉ báo sơ bộ trong việc xác định xu hướng thị trường hàng hóa, dựa vào bản chất linh hoạt, CCI trở nên phổ biến trong công cụ tài chính, đặc biệt là giao dịch forex. Chúng tôi đã phác họa tổng quan toàn cảnh về CCI là gì. Đây là công cụ cho trader xác định các đỉnh và đáy tiềm năng. Tuy nhiên, CCI nên kết hợp với các công cụ khác và không nên dựa vào đó làm cơ sở duy nhất cho các quyết định giao dịch.
Chúc các bạn giao dịch thành công sau khi giải mã CCI là gì. Đừng quên theo dõi Tradingpill để cập nhật kiến thức trong giao dịch forex.