Dầu thô và USD có mối quan hệ như thế nào?

by Benjamin
254 views

USD và dầu thô có mối quan hệ rất chặt chẽ. Những biến động của dầu có thể gây nên sóng trên một số cặp tiền Forex. Hãy cùng tìm hiểu sự liên kết trong bài viết này nhé.

Tóm lược về mối quan hệ của Dầu thô và USD:

Có một chuỗi tác động mạnh khi kết hợp tiền tệ và dầu thô. Hành động giá trong sản phẩm này sẽ tạo ra phản ứng trong sản phẩm còn lại. Mối tương quan này tồn tại vì những lý do khác nhau bao gồm cán cân thương mại, phân phối tài nguyên, tâm lý thị trường, v.v.

Ngoài ra, dầu thô đóng góp đáng kể vào áp lực giảm phát và lạm phát. Dầu thô chính là huyết mạch của công nghiệp thế giới; chính vì vậy, giá dầu biến động gây ảnh hưởng sâu rộng đến Fx.

Mối quan hệ giữa dầu thô và USD:

Dầu được tính bằng USD; do đó, mỗi lượt tăng giảm giá gây những thay đổi trên các cặp tỉ giá hối đoái. Điều này đến từ việc các nước phải đổi nội tệ sang USD để mua dầu. Nếu giá dầu tăng, mỗi nước phải chi nhiều hơn để mua. Tuy nhiên, những chuyển động không tương quan ở các nước không có nguồn dự trữ dầu thô lớn.

Kịch bản thay đổi của các mối tương quan dầu mỏ:

Nhiều quốc gia đã khai thác dầu thô dự trữ; trong bối cảnh thị trường năng lượng tăng cao nhất trong lịch sử từ những năm 1990 – 2000. Các khoản vay được thực hiện quá mức để phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện các chương trình xã hội và mở rộng các hoạt động quân sự.

Có ích cho bạn:   Tổng quan nền kinh tế Liên Minh Châu Âu - Europe

Sau sự sụp đổ kinh tế năm 2008, nhiều quốc gia quyết định tăng gấp đôi dự trữ dầu; bằng cách vay nhiều hơn so với dự trữ để xây dựng lại lòng tin giữa các nền kinh tế bị ảnh hưởng.

Gánh nặng nợ nần đáng kể đã giúp duy trì tốc độ tăng trưởng cao cho đến khi giá dầu thô toàn cầu sụp đổ vào năm 2014. Điều này cũng đẩy các quốc gia nhạy cảm với hàng hóa vào vùng suy thoái. Brazil, Canada, Nga, v.v. đã trải qua thời kỳ chật vật trong một vài năm. Dầu giảm dẫn đến giá trị đồng tiền của họ cũng giảm sút. Canada có nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu dầu; còn Nga lại có hệ thống ống dẫn khí đốt tới Châu Âu. Tuy nhiên, những nước này đã trở lại từ năm 2016 đến năm 2017.

Nếu dầu giảm quá độ sẽ gây nên giảm phát toàn cầu. Khi giảm phát xảy ra thì ngay cả những mặt hàng không liên quan đến dầu cũng bị ảnh hưởng. 

Hơn nữa, tiền tệ ở các nước có trữ lượng khai thác lớn nhưng không đủ khả năng dự trữ cũng giảm so với các nước giàu dầu mỏ.

Đồng đô la Mỹ được hưởng lợi từ sự sụt giảm của dầu thô do kinh tế Mỹ tăng trưởng vì một số lý do khác với các đối tác thương mại. Đặc biệt hơn, ngành công nghiệp dầu đá phiến khiến Mỹ thành nước sản xuất dầu cao nhất thế giới. Tương lai, Mỹ sẽ tiếp tục khống chế thị trường và khiến các nước có trữ lượng lớn bị ép giá.

Có ích cho bạn:   Hướng dẫn Copytrade cơ bản và đầy đủ dành cho người mới

related posts