Đòn bẩy tài chính (Leverage) là gì? Nên chọn đòn bẩy nào phù hợp trong giao dịch?

by thao
109 views
đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính (Leverage) là một khái niệm quan trọng, cho phép nhà giao dịch mở vị thế giao dịch lớn hơn số vốn thực sự của mình. Tuy nhiên, không phải trader nào cũng chọn đúng mức đòn bẩy phù hợp, đảm bảo an toàn và thành công trong giao dịch.

Tiếp nối chủ đề các thuật ngữ Forex mà trader “nhập môn” cũng như “lão làng” cần biết, trong bài viết này Tradingpill sẽ chia sẻ tất tần tật về cách tận dụng tiềm năng lợi nhuận đòn bẩy mà vẫn đảm bảo an toàn và thành công trong giao dịch.

Đòn bẩy tài chính là gì?

Đòn bẩy tài chính là công cụ cho phép trader thực hiện giao dịch với số tiền lớn hơn số tiền gốc. Có thể hiểu đơn giản rằng các nhà đầu tư sẽ sử dụng vốn vay thay vì sử dụng hoàn toàn vốn tự có nhằm thu về khoản lợi nhuận lớn hơn. Nó hoạt động như một “kéo” cho phép gia tăng sức mạnh tài chính và tiềm năng lợi nhuận, dựa trên tỷ lệ đòn bẩy được áp dụng.

đòn bẩy tài chính

Để hiểu rõ hơn về đòn bẩy tài chính, bạn cùng xem ví dụ sau: bạn có 100$ nhưng muốn thực hiện giao dịch 500$ thì cần phải chọn mức đòn bẩy 1: 5. Lúc này, 400$ chính là số tiền mà sàn giao dịch cho bạn vay.

Công thức tính đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính được tính bằng cách chia tỷ lệ nợ và số vốn sẵn có trong tài khoản. Công thức cụ thể để tính đòn bẩy tài chính như sau:

Có ích cho bạn:   Mô hình nến sao mai là gì? Cách giao dịch với mô hình này

Đòn bẩy tài chính = Tỷ lệ nợ / Số vốn sẵn có trong tài khoản

Điều này đợc hiểu là việc bạn sử dụng nợ để mua tài sản và tránh dùng quá nhiều nguồn vốn chủ sở hữu. Theo đó nợ càng lớn thì đòn bẩy càng cao.

Giả sử bạn có 10.000 USD trong tài khoản và muốn mở một vị thế giao dịch trị giá 100.000 USD, tức là bạn muốn sử dụng 10 lần số vốn sẵn có, đòn bẩy tài chính = 100.000 USD / 10.000 USD = 10:1. Điều này có nghĩa là bạn đang sử dụng đòn bẩy 10:1, tức là mỗi đơn vị tiền tệ sẽ kiểm soát vị thế giao dịch trị giá 10 đơn vị tiền tệ.

Trên thực tế, đây là một công cụ được cung cấp sẵn bởi các sàn giao dịch, các nhà môi giới. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyến khích bạn hiểu rõ bản chất cốt lõi đòn bẩy tài chính để sử dụng nó một cách hiệu quả nhất.

Đánh giá đòn bẩy tài chính trong giao dịch

Trên thị trường Forex, các sàn giao dịch sẽ cung cấp cho trader nhiều mức đòn bẩy khác nhau. Do đó, các bạn có thể lựa chọn mức đòn bẩy phù hợp để mở các vị thế giao dịch lớn hơn hàng ngàn lần số vốn trong tài khoản. Sau đây,  chúng tôi gửi đến bạn vai trò cũng như lợi ích bạn nên sử dụng đòn bẩy tài chính ít nhất một lần trong giao dịch.

đòn bẩy tài chính

Vai trò của đòn bẩy tài chính trong giao dịch

  • Tiết kiệm vốn

Sử dụng đòn bẩy giúp nhà giao dịch tiết kiệm vốn. Thay vì đầu tư số vốn lớn cho mỗi vị thế, nhà giao dịch chỉ cần gửi một phần nhỏ vốn làm “tiền đặt cọc” để mở vị thế giao dịch lớn. Vì thế, cho dù chúng ta có xuất phát điểm như nào đi nữa thì với công cụ đòn bẩy này, cơ hội tối ưu hóa lợi nhuận đã thực sự hiện ra ngay trước mắt.

  • Phân bổ nguồn vốn hiệu quả

Với cơ chế hoạt động của đòn bẩy, trader có thể chia nhỏ số vốn thành nhiều phần, rồi dùng đòn bẩy cho từng phần. Do đó, chúng ta có thể khớp và thực hiện được nhiều lệnh hơn. Từ đó, bạn sẽ kiếm thêm lợi nhuận và hạn chế được nhiều rủi ro hơn so với dồn toàn bộ số vốn vào một cửa.

  • Tăng khả năng kiểm soát vị thế

Đòn bẩy cho phép nhà giao dịch kiểm soát một vị thế lớn hơn so với số vốn thực sự có sẵn. Nó cho phép bạn tham gia vào các thị trường lớn và mở các vị thế giao dịch có giá trị cao hơn mà không cần có số vốn lớn.

  • Tăng cơ hội lợi nhuận

Cuối cùng, một mức đòn bẩy cao cho phép nhà giao dịch kiểm soát một vị thế lớn hơn, dẫn đến khả năng sinh lợi nhuận lớn hơn nếu dự đoán thị trường diễn biến đúng.

Có ích cho bạn:   Khối lượng giao dịch forex là gì? Nó có đem lại hiệu quả không?

Rủi ro khi sử dụng đòn bẩy tài chính

đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính cung cấp nhiều lợi ích, song nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, thậm chí dẫn đến cháy tài khoản. Vì vậy các trader cần phải nắm được các rủi ro khi sử dụng đòn bẩy để đưa ra quyết định lựa chọn mức đòn bẩy phù hợp.

  • Rủi ro tăng lỗ

Thách thức đầu tiên và quan trọng nhất mà nhà đầu tư có thể gặp phải là rủi ro mất tiền. Khi thị trường di chuyển ngược lại dự đoán, số vốn sẽ bị giảm nhanh chóng và có thể dẫn đến lỗ lớn hơn số vốn ban đầu. Nếu thua lỗ thì thiệt hại sẽ nhân lên rất nhiều lần và khiến chúng ta cạn vốn chỉ sau một vài lệnh. Sử dụng đòn bẩy càng cao thì thua lỗ càng lớn.

  • Rủi ro không kiểm soát

Nếu không phải là một trader có tâm lý vững, việc sử dụng đòn bẩy quá cao cũng sẽ khiến tâm lý bị ảnh hưởng. Một số trader vẫn hy vọng mở nhiều vị thế giúp họ “về bờ” sớm hơn dẫn đến trường hợp vượt quá khả năng tài chính, gây tổn thất lớn.

Tham khảo thêm: Cách quản lý rủi ro trong giao dịch

Nên sử dụng đòn bẩy bao nhiêu khi giao dịch forex?

Mức đòn bẩy tốt nhất cho trader mới là bao nhiêu?

Nếu bạn là một trader mới tham gia vào thị trường, nên bắt đầu với mức đòn bẩy thấp và mức tốt nhất là 1:10 hoặc 1:20. Khi bạn đã tích lũy vốn kiến thức nhất định và kinh nghiệm thì có thể nâng mức đòn bẩy lên. Lưu ý rằng cần ghi nhớ hệ thống quản lý rủi ro và luôn tuân thủ những hướng dẫn.

Có ích cho bạn:   Cách trade quỹ MFF cập nhật mới nhất năm 2023

đòn bẩy tài chính

Mức đòn bẩy an toàn nhất trong Forex là bao nhiêu?

Ban đầu, bạn nên giữ mức đòn bẩy không cao hơn 10:1 và mức an toàn nhất đó là 1:1. Bởi khi những trader mới giao dịch thường sai lầm khi giao dịch với mức đòn bẩy cao. Do đó, các bạn chỉ nên giao dịch với mức tỷ lệ đòn bẩy thấp để tích lũy thêm kinh nghiệm rồi mới giao dịch với mức đòn bẩy cao.

Có thể giao dịch mà không sử dụng đòn bẩy được không?

Trên lý thuyết, bạn hoàn toàn có thể giao dịch mà không cần sử dụng đòn bẩy, nhưng sẽ tạo ra lợi nhuận không đáng kể, trừ trường hợp bạn có nhiều vốn. Nếu không sử dụng đòn bẩy trong giao dịch thì nguy cơ thanh lý sẽ rất nhỏ, hầu hết các trader thường không sử dụng cách này để giao dịch thị trường.

Cách quản lý rủi ro khi sử dụng đòn bẩy

Quản lý rủi ro là một yếu tố quan trọng khi sử dụng đòn bẩy tài chính để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong giao dịch. Dưới đây là một số cách để quản lý rủi ro khi sử dụng đòn bẩy:

Luôn đặt Stop Loss và Take Profit

  • Stoploss là một công cụ tuyệt vời để kéo trader ra khỏi thị trường khi các vị thế giao dịch đã không còn ủng hộ. Stoploss sẽ giúp bạn tránh sa đà vào các lệnh thua lỗ dẫn đến gồng lệnh và cháy tài khoản.
  • Tập luyện một tâm lý là lệnh nào cũng có khả năng là lệnh thua và đặt stoploss với mức thua lỗ mà bạn chấp nhận được.
  • Đôi lúc các bạn kỳ vọng lệnh sẽ lời thêm chút nữa nhưng bất ngờ thị trường đảo chiều và hit stoploss dẫn đến thua lỗ. Do đó, hãy đặt take profit hợp lý.

đòn bẩy tài chính

Sử dụng đòn bẩy một cách hợp lí và khối lượng giao dịch phù hợp

  • Không nên mở quá 03 lệnh trong cùng một thời điểm (trừ khi các lệnh đang chạy có lợi nhuận tốt).
  • Tính toán tổng ký quỹ sử dụng trong cùng một thời điểm không vượt quá 20% vốn chủ sở hữu (Equity).
  • Khối lượng giao dịch phù hợp với vốn. Lời khuyên cho các bạn mới bắt đầu là  hãy quản lý lệnh để khi bị Stoploss thì chỉ mất từ 1% và tối đa là 2% tài khoản thôi nhé.
  • Cuối cùng là hãy giao dịch với số tiền mà bạn chấp nhận mất đi cũng không ảnh hưởng gì đến cuộc sống.

Kết luận

Cuối cùng, không có mức đòn bẩy “phù hợp” duy nhất cho tất cả mọi người, mà nó phụ thuộc vào tình huống cá nhân và mục tiêu giao dịch của từng người. Chọn mức đòn bẩy tài chính phù hợp đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và hiểu rõ về các yếu tố liên quan.

Chúc các bạn giao dịch thành công và theo dõi Tradingpill để cập nhật tin tức và kiến thức trading tại:

Facebook

Telegram

Twitter

related posts