Bạn đang tìm kiếm công cụ mạnh mẽ để giúp bạn nắm bắt cơ hội giao dịch thành công trên thị trường forex? Bạn đang mông lung về những chỉ báo indicator giúp bạn xác định xu hướng và tìm điểm vào ra trên thị trường? Chỉ báo MACD có thể là câu trả lời cho bạn.
Tận dụng và tối ưu những tính năng chỉ báo MACD mang lại vị thế lớn trong cuộc chiến giao dịch ngoại hối đầy biến động. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết về MACD là gì giúp bạn trở thành một chuyên gia về MACD và sử dụng nó một cách thông minh và hiệu quả.
Hãy cùng khám phá cách làm chủ chỉ báo MACD là gì và tạo ra những kết quả ấn tượng trong giao dịch ngoại hối của bạn!
Mục lục
MACD là gì?
Chỉ báo MACD là một công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến và mạnh mẽ trong lĩnh vực giao dịch ngoại hối. Nếu bạn đang tìm hiểu thị trường forex hoặc muốn nâng cao kỹ năng của mình, hãy hiểu rõ về MACD là gì giúp bạn tối ưu hóa chiến lược trước khi “ra trận”.
MACD được viết tắt bởi Moving Average Convergence/ Divergence – đường trung bình động hội tụ phân kỳ, phát triển bởi Gerald Appel, trở thành công cụ được sử dụng rộng rãi bởi các trader chuyên nghiệp toàn cầu. Chúng đảm nhận việc xác định khả năng đảo chiều xu hướng, phát tín hiệu mua, bán và đánh giá sức mạnh tổng thể xu hướng thị trường.
Chỉ báo MACD dựa trên khái niệm đường trung bình động, mang lại ứng dụng rộng rãi trên nhiều thị trường tài chính khác nhau như chứng khoán, ngoại hối và hàng hóa.
Mô hình đường MACD (màu xanh)
Đặc điểm MACD là gì?
Để làm chủ cuộc chiến giao dịch, bạn cần nắm vững bản chất MACD là gì và cách đọc tín hiệu cung cấp bởi chỉ báo này. Đặc điểm của chỉ báo MACD được hội tụ thông qua những yếu tố sau:
Thành phần cấu tạo
Chỉ báo MACD được tạo thành bởi 4 thành phần chính. Chúng cùng nhau tạo nên chỉ báo MACD, cung cấp thông tin quan trọng về xu hướng, tín hiệu mua/bán và sự biến động trên thị trường. Thông qua các tín hiệu từ những thành phần này, trader dễ dàng “đọc vị” thị trường giao dịch. Cùng tìm hiểu thành phần cấu tạo chỉ báo MACD là gì ở phần dưới sau.
Cấu tạo chỉ báo MACD
Đường MACD: Đây là đường chính trong chỉ báo MACD. Nó thể hiện mức chênh lệch giữa hai chỉ báo EMA, đóng vai trò xác định xu hướng thị trường. Sự khác biệt giữa hai EMA này thể hiện sự biến động giữa giá cả gần đây và giá cả lâu dài. Thông thường, người ta lấy 2 trung bình trượt lũy thừa chu kỳ là EMA(12) và EMA(26). Nó được mô tả dưới dạng đường màu xanh trên biểu đồ.
MACD = EMA(12) – EMA(26)
Đường Signal: Đường tín hiệu, hay đường EMA(9) của MACD, được tính bằng cách lấy trung bình di động của MACD. Nó giúp làm mịn các giá trị của đường MACD và tạo ra tín hiệu mua/bán khi đường MACD cắt qua đường trung bình di động kích hoạt. Đường signal được vẽ dọc theo đường MACD, thể hiện qua đường màu cam trên biểu đồ.
Đường signal = EMA(9) của đường MACD
Đường Histogram: Là biểu đồ cột được tạo ra bằng cách biểu thị sự khác biệt giữa đường MACD và đường Signal. Độ dài và chiều cao của các cột trong histogram thể hiện sự biến động và sức mạnh của xu hướng. Trên biểu đồ, nó thể hiện quả dải màu xanh và đỏ, cung cấp hình ảnh trực quan về động lượng, sức mạnh chuyển động giá.
Histogram = Đường MACD – Đường Signal
Đường Zero: Đường tham chiếu đánh giá độ mạnh xu hướng, được xem là ngưỡng hỗ trợ/ kháng cự khi:
- MACD và đường signal tiến gần đường zero hướng từ trên xuống và có xu hướng quay đầu.
- MACD và đường signal tiến gần đường zero hướng từ dưới lên và có xu hướng quay đầu.
Ngoài ra, đường zero còn làm trục để histogram tham chiếu và dao động quanh nó:
- Nếu MACD > đường signal, các trụ biểu đồ histogram tạo ra các đồi dương (nằm trên đường zero) 🡪 Tâm lý trader khá tích cực trong thời gian gần đây.
- Nếu MACD < đường signal, các trụ biểu đồ histogram tạo ra các đồi âm (nằm dưới đường zero) 🡪 Tâm lý thị trường lúc này đang không khả quan.
Vai trò của MACD là gì?
Chỉ báo MACD đóng vai trò quan trọng trong phân tích kỹ thuật và hỗ trợ quyết định giao dịch trên thị trường tài chính. Khi hiểu rõ vai trò của MACD là gì giúp trader thiết lập lược giao dịch hiệu quả hơn. Dưới đây là một số vai trò chính của MACD:
Dự báo xu hướng giá
Bằng cách phân tích sự giao nhau giữa đường MACD và đường Signal, trader có thể xác định xu hướng tiềm ẩn. Khi MACD cắt trên đường Signal là dấu hiệu xu hướng tăng, bạn nên đặt lệnh mua. Ngược lại, khi MACD cắt dưới đường Signal thì giá đang trên đà giảm, trader nên vào lệnh bán.
MACD xác định xu hướng giá
Xác định diễn biến giá dựa vào sự phân kỳ, hội tụ MACD
MACD cung cấp thông tin về sự phân kỳ và hội tụ giữa hai đường trung bình di động EMA(12) và EMA(26). Khi xuất hiện sự phân kỳ, tức là đường MACD và đường trung bình di động kích hoạt khi chúng di chuyển ra xa. Lúc này, xu hướng hiện tại yếu và dễ dàng xuất hiện khả năng đảo chiều. Ngược lại, sự hội tụ của hai đường này gần nhau cho thấy sự mạnh mẽ của xu hướng hiện tại.
Xu hướng giá và đường MACD tạo ra hội tụ.
- Giá theo xu hướng lên nhưng MACD hướng xuống 🡪 Dấu hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm 🡪 Vào lệnh bán.
- Giá theo xu hướng xuống nhưng MACD hướng lên 🡪 Dự báo tín hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng 🡪 Đặt lệnh mua.
Cách sử dụng MACD hiệu quả
MACD là công cụ phân tích kỹ thuật hiệu quả, được các trader ưa chuộng. Tuy nhiên, sử dụng công cụ này mang lại kết quả cao phụ thuộc vào tư duy mỗi người. Vậy phương pháp tối ưu chiến lược giao dịch MACD là gì? Bạn có thể tham khảo vài cách sau:
MACD và đường Signal cắt nhau
Đây là phương pháp giao dịch cơ bản bất kỳ trader nào cũng phải nắm được. Nắm rõ chức năng của MACD là gì giúp bạn dễ dàng xác định xu hướng thị trường.
Tín hiệu MACD và đường Signal cắt nhau
Khi đường MACD và đường signal hướng từ dưới lên và nằm trên mức zero, biểu thị xu hướng thị trường tăng điểm trong tương lai. Lúc này, bạn nên đặt lệnh mua kiếm lợi nhuận. Ngược lại, MACD cắt đường signal hướng từ trên xuống dưới đường zero cho thấy xu hướng thị trường giảm. Đây là thời điểm đặt lệnh bán thích hợp. Từ đó, bạn dễ dàng phân biệt khi nào nên tập trung vào các giao dịch mua hoặc bán trong hướng của xu hướng chính.
Giao dịch với MACD Histogram
Từ công thức tính đường Histogram ở trên, bạn có thể theo dõi sự biến động và hình dạng của nó. Sự thay đổi và hình dạng của histogram có thể cung cấp thông tin về sự biến động và sức mạnh của xu hướng.
- Histogram chuyển từ âm sang dương (đỏ sang xanh) 🡪 Thị trường trong xu hướng tăng 🡪 Buy.
- Histogram chuyển từ dương sang âm (xanh sang đỏ) 🡪 Thị trường trong xu hướng giảm 🡪 Sell.
Do dải Histogram phát tín hiệu sớm hơn MACD và đường Signal nên độ nhiễu cao so với phương pháp đầu. Do đó, trong giai đoạn thị trường sideways, không nên áp dụng phương pháp này vì lúc đó dải histogram sẽ chuyển màu liên tục.
MACD cắt đường Zero
Với những đặc điểm MACD là gì giúp nhà giao dịch hiểu tìm điểm vào lệnh dựa trên sự giao nhau giữa MACD và đường Zero. Qua đó, bạn có thể phân biệt khi nào nên tập trung vào các giao dịch mua hoặc bán trong hướng của xu hướng chính.
- MACD cắt đường zero từ dưới lên 🡪 Buy.
- MACD cắt đường zero từ trên xuống 🡪 Sell.
Đường MACD cắt đường Zero.
Bên cạnh đó, khi MACD tiến gần về đường Zero thì xuất hiện đảo chiều xu hướng
- MACD > 0 khi giảm gần về đường zero thì quay đầu đi lên 🡪 Buy.
- MACD < 0 khi tăng gần về đường zero thì quay đầu đi xuống 🡪 Sell.
Giao dịch phân kỳ với MACD
Chiến lược giao dịch kết hợp với chỉ báo MACD là gì chưa dừng lại ở tín hiệu các thành phần cấu tạo cắt nhau. Sự phân kỳ giảm xảy ra khi giá tạo ra một đáy, phục hồi sau đó chìm xuống mức thấp mới. Đồng thời, MACD tạo ra một mô hình ngược lại khi đáy sau cao hơn đáy trước. Khi giá phục hồi từ đáy đầu tiên, sự tăng giá đó đẩy lên trên đường zero.
Xét đáy khi xu hướng giảm
Vào thời điểm, giá mức sau thấp hơn giá mức trước, đáy MACD sau cao hơn MACD trước. Lúc này xu hướng giảm, sẵn sàng cho sự đảo chiều. Tín hiệu mua dần được xuất hiện.
Phân kỳ trong xu hướng tăng
Sử dụng tín hiệu phân kỳ trong xu hướng tăng sử dụng ngược lại với phân kỳ giảm. Đến đây, bạn đã nắm rõ các phương pháp sử dụng độc lập chỉ báo MACD là gì. Tuy nhiên, khi thị trường tăng hoặc giảm quá mạnh, tín hiệu phân kì đảo chiều trở nên vô dụng.
Kết hợp MACD với các chỉ báo khác
Tuy nhiên, để thực sự làm chủ chỉ báo MACD, không chỉ đơn thuần ở việc hiểu MACD là gì mà còn kết hợp với các công cụ và phân tích khác. Vì MACD là chỉ báo trễ cho tín hiệu chậm và dễ bị nhiễu vì Histogram cho tín hiệu sớm hơn MACD và Signal. Kỹ năng phân tích kỹ thuật, việc xác nhận tín hiệu từ các chỉ báo khác như đường trung bình di động, RSI, Bollinger Bands hay Stochastic kết hợp quản lý rủi ro là yếu tố quan trọng để đảm bảo bảo vệ vốn đầu tư.
Kết luận
Trong cuộc chiến giao dịch ngoại hối, việc làm chủ chỉ báo MACD là gì đóng vai trò quan trọng để đạt được thành công. Nhìn chung, MACD là công cụ phân tích kỹ thuật mạnh mẽ trong việc xác định xu hướng, đánh giá động lượng và tạo tín hiệu mua và bán.
Hãy nhớ rằng, không có phương pháp giao dịch nào là hoàn hảo và MACD cũng không phải là chìa khóa thành công trong giao dịch. Việc áp dụng MACD cần được cân nhắc kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác để đưa ra quyết định giao dịch thông minh và đạt được lợi nhuận ổn định.
Từ những thông tin chia sẻ MACD là gì trên, chúc những nhà thủ lĩnh thị trường forex trong tương lai gặt hái được nhiều “chiến lợi phẩm”. Hãy theo dõi Tradingpill để tích lũy các kiến thức, kinh nghiệm giao dịch tại: