RSI là gì? Giải mã sức mạnh chỉ báo RSI trong giao dịch

by thao
122 views
RSI là gì

Chỉ báo RSI là công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến trong lĩnh vực giao dịch forex và thị trường tài chính nói chung. Với khả năng đo lường sức mạnh và xu hướng của một tài sản tài chính, chỉ báo RSI đã trở thành một công cụ quan trọng trong nhóm indicator phổ biến giúp các nhà đầu tư và giao dịch viên đưa ra quyết định thông minh.

Nhưng vấn đề là, bạn có thực sự hiểu rõ về chỉ báo RSI là gì và cách nó hoạt động trong giao dịch? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải mã cho bạn về chỉ báo RSI, mang đến một cái nhìn sâu sắc về công cụ quan trọng này và cách áp dụng nó trong chiến lược giao dịch của bạn.

Tổng quan về RSI

RSI là gì?

Đầu tiên, hãy tìm hiểu về cơ bản của chỉ báo RSI là gì. RSI (Relative Strength Index) được phát triển bởi J. Welles Wilder Jr. và giới thiệu lần đầu vào những năm 1970. Chỉ số sức mạnh tương đối dùng để đo tốc độ và sự thay đổi biến động giá và cung cấp thông tin về khả năng quay đầu thay đổi xu hướng thị trường.

RSI là gì

Chỉ báo RSI hiển thị dưới dạng bộ dao động (biểu đồ đường di chuyển giữa hai điểm cực biên). Chỉ báo RSI có thể được áp dụng trên các biểu đồ ngắn hạn hoặc dài hạn, có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các chỉ báo khác để tăng tính chính xác.

Giá trị RSI dao động từ 0 – 100, dựa trên mức lãi, lỗ trung bình trong khoảng thời gian xác định (14 ngày). Từ đó, nó cung cấp góc nhìn toàn cảnh xu hướng đang diễn ra và đánh giá sức mạnh phe mua/ bán.

RSI cung cấp tín hiệu gì cho trader?

RSI hoạt động dựa trên nguyên tắc trong giai đoạn tăng giá, những ngày tăng giá có động lực mạnh, ngược lại trong giai đoạn giảm giá, những ngày giảm giá thường có động lực mạnh. Chỉ báo RSI sử dụng các phép tính toán để chuyển đổi dữ liệu giá thành dữ liệu RSI, giúp xác định mức độ mua và bán của một tài sản tài chính.

Có ích cho bạn:   ADX là gì? Khám phá sức mạnh ẩn của thị trường với chỉ báo ADX từ A-Z

RSI là gì

Việc hiểu và sử dụng chỉ báo RSI là gì giúp bạn xác định điểm mua và bán tiềm năng, xác nhận xu hướng thị trường và đưa ra quyết định giao dịch thông minh. Dưới đây là một số tín hiệu phổ biến mà RSI có thể đưa ra:

Cung cấp các vùng quá mua và quá bán 

RSI có thể giúp xác định khi nào một tài sản bị mua quá mức hoặc bán quá mức. Khi giá trị RSI vượt qua mức 70 và có xu hướng tiến gần 100, cho thấy tài sản đang ở trạng thái quá mua và có thể xảy ra sự điều chỉnh giảm trong tương lai. Ngược lại, khi giá trị RSI xuống dưới mức 30 và có dấu hiệu tiến về 0, nó cho thấy tài sản có thể đang ở trạng thái quá bán, giá đang giảm và dự báo thị trường trong tương lai sẽ tăng. Trong trường hợp RSI nằm trong khoảng từ 30 – 70 sẽ rơi vào vùng trung tính.

RSI là gì

Phát tín hiệu phân kỳ

Bằng cách hiểu rõ về RSI là gì, bạn sẽ có thêm một công cụ mạnh mẽ để cải thiện quyết định giao dịch của mình và tăng khả năng thành công trong thị trường forex. Chỉ báo RSI còn cung cấp tín hiệu phân kỳ giá gồm phân kỳ RSI Bullish và phân kỳ RSI Bearish. Mỗi trường hợp đều có những dấu hiệu đặc trưng sau: 

  • Phân kỳ RSI Bullish: Giá đang trong xu hướng giảm, RSI tăng là dấu hiệu của sự tăng giá mạnh.
  • Phân kỳ RSI Bearish: Giá đang có xu hướng tăng, RSI đang giảm là tín hiệu giá tương lai sẽ giảm.

Vai trò của RSI là gì?

Vai trò của chỉ báo RSI trong giao dịch là cung cấp cho nhà đầu tư và giao dịch viên một công cụ để đánh giá sức mạnh và xu hướng của một tài sản tài chính. Để hiểu tại sao nó được trader ưa chuộng, cùng tìm hiểu vai trò RSI là gì dưới đây.

Xác định vùng quá mua và quá bán 

RSI là gì

RSI có thể xác định khi nào một tài sản bị mua quá mức hoặc bán quá mức. Biên độ của chỉ số RSI dao động từ 0 – 100. Càng về gần 100 chứng tỏ sức mua của thị trường tăng mạnh. Ngược lại nếu chỉ số giảm về 0 chứng tỏ sức bán đang tăng cao.Qua đó, trader lập kế hoạch tham gia thị trường để tìm kiếm lợi nhuận. 

  • RSI >70 là vùng quá mua, thể hiện giá tăng cao so với kỳ vọng thị trường.
  • RSI <30 là vùng quá bán, biểu thị giá đã giảm nhiều so với kỳ vọng thị trường.

Cung cấp tín hiệu xu hướng

Trong quá trình khám phá chỉ báo RSI là gì, bạn có thể dựa vào các tín hiệu để dự đoán xu hướng ở ngưỡng 50. Khi RSI duy trì giá trị trên mức 50 trong một xu hướng tăng, nó cho thấy xu hướng tăng vẫn mạnh mẽ. Bên cạnh đó, khi RSI duy trì  trong vùng 45-55 sau đó vượt quá cao khỏi vùng 55 thì xu hướng tăng và sẽ tiếp tục tăng trong một khoảng thời gian.

Có ích cho bạn:   Để giao dịch Forex hiệu quả cần chú ý đến những điều gì?

Trái lại, khi RSI phát tín hiệu vượt ngưỡng 50 theo hướng từ trên xuống hoặc đang nằm trong vùng 45-55, sau đó vượt xuống vùng 45 báo hiệu thị trường đang giảm và đà giảm vẫn còn mạnh.

Nhận định xu hướng đảo chiều

Vai trò cuối cùng và quan trọng của chỉ báo RSI là gì là tính năng phát tín hiệu đảo chiều xu hướng. Nó dựa trên việc nối đỉnh với đỉnh, đáy với đáy, tạo ra các đường phân kỳ tăng, giảm. Từ đó, trader có thể dự đoán điểm đảo chiều và tìm kiếm lệnh Buy/Sell.

  • Phân kỳ tăng: nối hai đáy gần nhất của giá và hai đáy tương ứng của RSI thành đường thẳng. Nếu chúng ngược hướng nhau thì phân kỳ tăng. Khi đó, thị trường sắp đảo chiều từ giảm sang tăng, nên tìm kiếm lệnh Buy đảo chiều.
  • Phần kỳ giảm: nối hai đỉnh gần nhất của giá và hai đỉnh tương ứng của RSI thành đường thẳng. Nếu chúng ngược hướng nhau thì phân kỳ giảm. Lúc đó, thị trường sắp đảo chiều từ tăng sang giảm, nên tìm kiếm lệnh Sell đảo chiều.

Cách sử dụng chỉ báo RSI hiệu quả

RSI là công cụ phân tích thị trường của trader. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả cao, bạn cần am hiểu và nắm cách sử dụng RSI là gì. Dưới đây là một số chiến thuật để bạn tham khảo.

Tín hiệu đảo chiều của đường phân kỳ giữa RSI và giá

Hãy cùng chúng tôi khám phá và giải mã chỉ báo RSI trong giao dịch. Tiếp theo, chúng tôi sẽ đi vào chi tiết về chiến lược đầu tiên của RSI là gì. Bạn có thể giao dịch dựa trên sự đảo chiều của đường phân kỳ giữa RSI và giá. Cụ thể như sau: 

Nếu xu hướng hiện tại là xu hướng giảm, xuất hiện dấu hiệu suy yếu. Đồng thời xuất hiện tín hiệu phân kỳ tăng giữa RSI và đường giá. Giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước, nhưng RSI tạo đáy sau cao hơn đáy trước. Từ đó, thị trường sắp đảo chiều từ giảm sang tăng, bạn nên vào lệnh Buy. 

Nếu xu hướng hiện tại là xu hướng tăng, nhưng có dấu hiệu suy yếu. Đồng thời xuất hiện tín hiệu phân kỳ giảm giữa RSI và giá. Giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, nhưng RSI tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Khi đó, thị trường sắp đảo chiều từ giảm sang tăng, thích hợp đặt lệnh Sell.

Có ích cho bạn:   Kinh nghiệm Copy trade cơ bản cho người mới bắt đầu

Tín hiệu quá mua và quá bán

Chiến lược này đòi hỏi trader kết hợp phân tích đa khung thời gian. Sau khi nắm rõ kiến thức về RSI là gì, bạn nên sử dụng chỉ báo này để tìm kiếm tín hiệu quá mua, quá bán trên trung thời gian cao. Sau đó, nó chuyển xuống thời gian nhỏ để vào lệnh. 

  • RSI > 70: tín hiệu quá mua 🡪 thị trường đảo chiều tăng sang giảm 🡪 Sell tại khung thời gian nhỏ.
  • RSI< 30: tín hiệu quá bán 🡪 thị trường đảo chiều giảm sang tăng 🡪 Buy ở khung thời gian nhỏ. 

RSI Failure Swing

Đây là chiến lược được nhiều trader áp dụng. Bạn chỉ cần quan sát RSI trong vùng quá mua quá bán để ra quyết định vào lệnh. Dựa vào hình bên dưới, ta có hướng di chuyển sau:

Ban đầu là RSI vào vùng quá bán, sau đó vượt ra khỏi vùng quá bán và di chuyển gần khu vực quá bán. Cuối cùng nó vượt cao hơn đỉnh gần nhất bên trái. Đây là thời điểm lý tưởng thực hiện lệnh Buy. 

RSI là gì

Ngược lại, RSI ban đầu đã vượt ra khỏi vùng quá mua, sau đó giá hồi lại và dao động khu vực phía dưới vùng quá mua. Nếu RSI cao hơn đáy gần nhất bên trái thì vào lệnh Sell.

Thông thường, phương pháp kết hợp RSI trong phân tích kỹ thuật đòi hỏi trader nắm vững bản chất cốt lõi chỉ báo RSI là gì và thời gian luyện tập giao dịch để giảm thiểu rủi ro và tìm được chiến lược phù hợp với mục tiêu của mình.

Kết hợp các chỉ báo kỹ thuật khác

Đến đây, bạn đã nắm rõ chi tiết về RSI là gì. Tương tự chỉ báo khác, RSI không tránh khỏi phát tín hiệu sai và tín hiệu trễ khiến trader đánh mất cơ hội tiềm năng. Do đó, để xác nhận tín hiệu trước khi vào lệnh, cần kết hợp với các chỉ báo khác. Một vài chỉ báo phổ biến phải kể đến như đường MA, Bollinger Bands, MACD. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ các chỉ báo trên để kết hợp chúng hiệu quả nhất.

Nhớ rằng, RSI là công cụ phân tích kỹ thuật và không đảm bảo chính xác tuyệt đối. Bạn cần tìm hiểu kỹ RSI là gì và cân nhắc kết hợp nó với các yếu tố thị trường khác và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định giao dịch.

Kết luận

Tóm lại, RSI hỗ trợ tốt trader xác định điều kiện các mức quá mua quá bán, phát hiện sự phân kỳ và đánh giá động lượng thị trường. Điều quan trọng là sử dụng RSI một cách hiệu quả và kết hợp nó với các công cụ và phân tích khác để đưa ra quyết định giao dịch thông minh. Tuy nhiên, nhớ rằng RSI không đảm bảo chính xác tuyệt đối và yêu cầu sự cân nhắc kỹ lưỡng và nghiên cứu trước khi áp dụng.

Trên đây là những kiến thức tổng hợp về chỉ báo RSI là gì giúp bạn có cái nhìn đa chiều để bạn kết hợp trong quá trình phân tích kỹ thuật. Đừng quên theo dõi TradingPill tại các trang mạng xã hội tại:

Facebook

Telegram

Twitter

related posts