Bạn đã bao giờ tự hỏi làm thế nào để bảo vệ tài khoản giao dịch của mình khỏi những biến động không mong muốn trên thị trường tài chính? Hay bạn đang tìm kiếm công cụ mạnh mẽ để giới hạn lỗ và gia tăng khả năng thành công trong giao dịch?
Hãy để Tradingpill gửi đến bạn công cụ quan trọng trong thế giới giao dịch ngoại hối – Stop Loss. Khái niệm Stop Loss là gì đã trở thành vũ khí bí mật của các nhà giao dịch thành công và thay đổi hoàn toàn cách bạn tiếp cận giao dịch.
Mục lục
Stop Loss là gì?
Đầu tiên, chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ định nghĩa Stop Loss là gì. Hiểu đơn giản, Stop Loss (SL) là thuật ngữ Forex được sử dụng để giới hạn lỗ và bảo vệ tài khoản giao dịch khỏi những biến động không mong muốn.
Khi đặt “Stop Loss” cho một lệnh giao dịch, nếu giá trị tài sản bạn đang giao dịch đạt đến một mức xác định hoặc vượt qua nó, lệnh bán sẽ tự động được kích hoạt. Ngược lại, khi giá giảm hoặc ngược với hướng không mong muốn, nó tự động thoát lệnh và giảm thiểu mất mát tiềm năng.
Tại sao phải đặt Stop Loss trong giao dịch
Nhiều người thường thắc mắc rằng sau khi họ tìm hiểu Stop Loss là gì, trường hợp giá chạm stop loss họ vẫn mất tiền thì tại sao phải cài đặt? Để giải đáp câu hỏi này, mời trader cùng tham khảo những lý do được chỉ ra ngay sau đây:
Ngăn ngừa rủi ro cháy tài khoản
Thị trường giao dịch Forex luôn biến động và không theo bất kỳ quy luật nào. Thông thường, trader sẽ dựa vào công cụ như chỉ báo, mô hình giá, mô hình nến đảo chiều để dự đoán xu hướng.
Tuy nhiên, không ai chắc chắn những công cụ đó dự đoán hướng đi chính xác. Đây là lý do tại sao việc hiểu áp dụng Stop Loss là gì trở nên cực kỳ quan trọng. Khi bạn đặt lệnh này, bạn chỉ lỗ một số vốn nhất định, khi đó, tiền trong tài khoản thì vẫn còn cơ hội để gỡ cho những lần sau.
Loại bỏ yếu tố tâm lý
Khi không tìm hiểu Stop Loss là gì và cài đặt nó, trader phải bám sát từng động thái nhỏ để cắt lỗ đúng thời điểm. Điều này dẫn đến tâm lý gồng lỗ khiến số tiền thất thoát nhiều hơn rất nhiều.
Trái lại, điểm đặt được cài sẵn khi bạn đặt Stop loss, lệnh sẽ tự động đóng khi đạt đến điểm tại điểm đề ra, bạn có thể tiết kiệm thời gian. Theo đó, bạn sẽ loại bỏ hoàn toàn tâm lý khi giao dịch Forex.
Cách tính Stop Loss là gì?
Cách tính toán điểm đặt “Stop Loss” trong giao dịch có thể khác nhau tùy thuộc vào chiến lược và phong cách giao dịch của từng người. Ngoài việc giúp bạn nắm vững trọng tâm Stop Loss là gì, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách tính toán điểm đặt stop loss để bạn tham khảo và áp dụng.
- Đặt điểm SL dựa trên tổng số vốn đang có
Kiến thức về Stop Loss là gì chưa dừng lại ở việc tìm hiểu khái niệm và vai trò mà các Pro trader khuyên rằng, bạn nên đặt điểm stop loss trong khoảng từ 1 – 2% tổng số vốn đang nắm giữ. Đây là cách đặt điểm SL phổ biến và cơ bản nhất dành cho những trader chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trên thị trường.
- Đặt điểm SL dựa vào biến động giá trên thị trường
Với những trader chuyên nghiệp hơn, bạn có thể dựa vào biến động thực tế trên thị trường để đặt điểm SL phù hợp. Trong trường hợp thị trường biến động mạnh, bạn có thể đặt điểm stop loss lớn. Ngược lại, khi thị trường yên bình, bạn nên đặt điểm SL không quá xa điểm đặt lệnh.
- Đặt Stop loss dựa theo phân tích kỹ thuật
Cuối cùng, để xác định điểm đặt Stop Loss là gì, trader dựa vào các chỉ báo, biểu đồ nến, mô hình giá… Mỗi công cụ này sẽ có những quy tắc để đặt stop loss riêng. Tuy nhiên, chúng đều có điểm chung là được đặt phía trên điểm đặt lệnh với lệnh Sell và phía dưới với lệnh Buy.
Quan trọng nhất, bạn cần xác định mức lỗ tối đa mà bạn có thể chấp nhận và đặt lệnh dựa trên mức đó. Bên cạnh việc tìm hiểu chức năng Stop Loss là gì, bạn có thể thực hành trên các tài khoản Demo để làm quen với những diễn biến thị trường.
Cách đặt lệnh Stop Loss đúng cách
Bất cứ một giao dịch Forex nào, trader không bao giờ bỏ qua các bước đặt lệnh Stop Loss là gì. Việc xác định đúng vị trí đặt stop loss có thể đánh giá được đẳng cấp và trình độ của trader. Dưới đây là quy trình đặt lệnh Stop Loss chính xác.
4 bước cài đặt lệnh Stop Loss cơ bản
- Bước 1: Xác định cặp tiền muốn giao dịch, sau đó mở biểu đồ để quan sát và phân tích kỹ thuật. Sau đó xác định vị thế sẽ đặt.
- Bước 2: Xác định điểm cắt lỗ bằng các phương pháp phân tích kỹ thuật và chọn mức cắt lỗ phù hợp với mức rủi ro chấp nhận trên tài khoản của mình.
- Bước 3: Xác định mức rủi ro tối đa mình có thể chịu được, sau đó tính toán khối lượng đặt lệnh.
- Bước 4: Tiến hành đặt lệnh theo các mức mà mình đã tính toán được.
Hướng dẫn cách đặt lệnh Stop loss trên nền tảng
- Bước 1: Mở nền tảng giao dịch MT4 và đăng nhập.
- Bước 2: Mở hộp đặt lệnh.
Để mở hộp đặt lệnh trader có thể lựa chọn một trong những cách như sau:
- Cách 1: Trên thanh công cụ, bạn chọn New order.
- Cách 2: Ở bên cột trái của màn hình, bạn chọn một cặp tiền tệ muốn mở lệnh sau đó, click đúp chuột vào cặp tiền tệ đó.
- Cách 3: Bấm F9 trên bàn phím máy tính. Hộp lệnh sẽ hiện ra. Đây là cách làm đơn giản và nhanh nhất.
- Cách 4: Mở biểu đồ của cặp tiền muốn giao dịch. Sau đó bấm chuột phải chọn Trading > chọn New Order.
- Bước 3: Đặt lệnh
Sau khi màn hình xuất hiện hộp thoại lệnh. Bạn điền các thông tin trong hộp lệnh. Cuối cùng, bạn nhấn vào Buy hoặc Sell để kết thúc quá trình đặt điểm stop loss.
Những sai lầm cần tránh khi đặt Stop Loss là gì?
Mặc dù quá trình tìm hiểu Stop Loss là gì và cách đặt nó không quá khó nhưng vẫn xảy ra những rủi ro tiềm ẩn nếu bạn không lưu ý những sai lầm phổ biến sau:
-
Không đặt Stop loss
Sai lầm nhiều người mắc phải là không đặt stop loss. Trường hợp này xảy ra ở những trader không muốn đặt hoặc quá tự tin vào khả năng của bản thân. Đối với việc cắt lỗ thủ công, bạn không thể phản ứng kịp thời trong mọi trường hợp biến động xảy ra. Không đặt stop loss mang đến hậu quả khôn lường như thua lỗ thậm chí cháy tài khoản khiến.
-
Đặt Stop loss quá gần hoặc quá xa
Đặt Stop loss gần là cách giúp trader hạn chế rủi ro xảy ra khi thị trường đi ngược lại với xu hướng. Trong những trường hợp giá điều chỉnh một chút rồi mới đi theo xu hướng, trader sẽ bị quét stop loss mà dẫn đến thua lỗ.
Ngược lại, khi đặt mức stop loss quá xa, bạn có thể đã thua lỗ rất nhiều. Vì vậy, bạn nên tính toán thật kỹ, không đặt mức SL quá gần nhưng cũng không nên quá xa.
-
Dời và thả Stop loss
Nếu thị trường đi sai hướng và họ tin tưởng giá điều chỉnh một chút rồi sẽ đi theo quỹ đạo họ mong muốn nới rộng điểm đặt Stop loss. Trường hợp may mắn giá đi đúng hướng, bạn sẽ thu được lợi nhuận và ngược lại.
Kết luận
Qua những phân tích Stop Loss là gì, có thể nói rằng nó đóng vai trò là một “chiến binh” bảo vệ tài khoản tránh khỏi những rủi ro mất mát. Với công cụ này, bạn có thể tự tin tham gia thị trường Forex, tạo ra môi trường giao dịch an toàn.
Nếu muốn trở thành trader thông thái, bạn phải thuần thục kiến thức cũng như kỹ năng đặt Stop Loss là gì để quản lý giao dịch và giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số sàn Forex mà chúng tôi phân tích để tăng tỷ lệ thành công trong giao dịch.
Cập nhật thông tin, kiến thức nhiều hơn tại: